Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Chiêu nhập xe sang tại Mỹ vào Trung Quốc

Các hãng sản xuất cũng lấy lý do rằng xe bán ra ở một thị trường không được thiết kế để đưa đến nơi khác. Họ nói rằng xe bán ở Mỹ có thể gặp những vấn đề với xăng chỉ số octane thấp tại Trung Quốc, và rằng việc bảo dưỡng những chiếc xe này trong thời hạn bảo hành có thể khiến họ mất nhiều tiền hơn. Hơn nữa, hãng cũng không thể tiếp cận với các chủ xe trong trường hợp có triệu hồi.

BMW X6 giá khởi điểm 61.900 USD tại Mỹ nhưng lên tới 171.000 USD ở Trung Quốc.

Khi các nhân viên của Cơ quan Mật vụ Mỹ xuất hiện tại đại lý Jaguar Land Rover Cincinnati, bang Ohio, một khách hàng diện áo phông quần short, người tự nhận là một nhà môi giới năng lượng giàu có, đang mua một chiếc Range Rover với giá 93.000 USD bằng loại séc có giá trị thanh toán như tiền mặt. Các nhân viên mật vụ quan sát vụ mua bán, sau đó bí mật theo vị khách về nhà. Ở đó, họ biết rằng đó là một người đàn ông thất nghiệp và đang sống với mẹ.
Người đàn ông mua chiếc Range Rover cho một công ty có tên Automotive Consultants of Hollywood. Ông ta để lại chiếc xe ở một sân kho sau đó vài ngày và nhận 500 USD. Mẫu xe sang sẽ được chuyển tới một người mua ở Trung Quốc, người không muốn trả tiền theo giá niêm yết ở đại lý Land Rover địa phương.

Những vụ giao dịch dạng này vẫn diễn ra thường xuyên và các nhà chức trách đã bắt đầu chiến dịch từ năm 2013 nhằm ngăn chặn luồng xe cao cấp đổ ra nước ngoài tăng cao. Nhưng họ gặp phải chướng ngại vật đáng kể: những gì mà các nhà xuất khẩu đang làm có thể không hề phạm pháp, thậm chí nếu chính phủ Mỹ và các hãng xe không thích điều đó, và thậm chí nếu những khách hàng "bù nhìn" đôi khi có bị đánh lừa.

Phần lớn các hãng xe cấm bán hàng cho các nhà xuất khẩu và từng buộc đòi các đại lý vi phạm lệnh cấm bồi thường hơn 30 triệu USD trong vài năm qua, theo chứng cứ pháp lý. Trong khi đó, "phe đối lập" lên tiếng qua luật sư đại diện. "Họ phàn nàn gì về cạnh tranh chứ. Sao một người nào đó đến đại lý và trả cả đống tiền cho một chiếc xe rồi lại bị cấm bán lại cho bất cứ người nào mà họ muốn bán?".

Cơ quan Mật vụ, các nhân viên hải quan và các nhà chức trách tại ít nhất 11 bang của Mỹ đã thẳng tay với các hoạt động xuất khẩu nhưng không mấy hiệu quả. Thậm chí, họ còn phải nhường bước vào tháng 4 vừa qua, khi một thẩm phán liên bang tại Ohio yêu cầu chính phủ trả lại chiếc Range Rover nêu trên, một chiếc Porsche Cayenne 64.000 USD và khoản tiền mặt 1,2 triệu USD đã lấy từ công ty Automotive Consultants of Hollywood. Theo vị nữ thẩm phán, Sandra Beckwith, bên nguyên đã thất bại trong việc cung cấp đủ bằng chứng cho thấy công ty trên đã vi phạm pháp luật. Vì những chiếc xe đã được thanh toán đầy đủ, thẩm phán nghi ngờ việc các đại lý, hay bên nguyên đã đóng vai nạn nhân, bị thiệt hại trong việc này.

Có một điều chắc chắn: xuất xe sang Trung Quốc có thể mang lại siêu lợi nhuận, kể cả khi đã tính chi phí mua xe và vận chuyển. Đó là bởi nhiều hãng xe dán niêm yết giá bán cao gấp 2 hoặc 3 lần so với ở Mỹ. Ví dụ một chiếc BMW X6 có giá khởi điểm 61.900 USD tại đại lý ở Mỹ, nhưng leo lên tới 171.000 USD tại Trung Quốc.

Việc xuất khẩu xe từ các đại lý ở Mỹ sang Trung Quốc vì thế trở thành thương vụ béo bở. Ví như một chiếc Range Rover giá 45.000 USD tại Mỹ, sang đến Trung Quốc giá niêm yết là 241.500 USD chưa kể phí vận chuyển, theo tờ Automotive News. Kể cả khi đã tính cả giá vận chuyển cắt cổ, vẫn trừ ra được tới 200.000 USD.

Những công ty xuất khẩu thường thuê các cá nhân đi mua những mẫu xe cao cấp ở các đại lý bằng loại séc có giá trị thanh toán như tiền mặt. Những cá nhân này sau đó được trả một khoản để đưa xe đến chỗ nhà xuất khẩu. Chỉ với một công ty, như Efans Trading, đã xuất 2.000 xe có giá trị 80 triệu USD vào năm 2012.

Thực tế, mức giá ở Trung Quốc đã gánh những khoản thuế nặng nề và biểu thuế 25% với xe nhập khẩu. Tuy nhiên, báo cáo năm 2013 của quỹ Bernstein Research cho thấy, giá bán của nhiều mẫu xe tại Trung Quốc trung bình cao hơn 37% kể cả đã tính các chi phí phụ trội.

Khi hãng xe Mỹ là Tesla Motors bắt đầu bán mẫu Model S ở Trung Quốc, họ thực hiện một việc "không giống ai" là giữ nguyên mức giá 81.100 như ở Mỹ và chỉ cộng thêm 3.600 USD phí vận chuyển, 17.700 USD thuế GTGT và 19.000 USD thuế nhập khẩu cùng các phí, thuế khác. Kết quả, mẫu sedan chạy điện bán ra ở Trung Quốc với giá phải chăng là 121.400 USD.

"Chúng tôi biết các đối thủ sẽ tìm cách thuyết phục khách hàng Trung Quốc rằng mức giá thấp của chúng tôi đồng nghĩa Model S là một chiếc xe giá trị thấp hơn. Trong khi lý do thật sự của việc xe có giá cao hơn chính là thu lợi nhuận gấp đôi", Tesla viết trên blog của hãng.

Trở lại với nữ thẩm phán liên bang ở Ohio, người tỏ ra không thấy những lời lẽ trên có sức thuyết phục: "Những việc này khá mập mờ. Dường như lợi ích cơ bản của các hãng xe là bảo vệ lợi nhuận của họ ở thị trường nước ngoài trước các đối thủ".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét